Đối với hầu hết mọi người, hàng giả là một vấn đề chỉ gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang mà thôi.. Mặc dù vấn nạn này gây tổn hại rất lớn cho các thương hiệu và danh tiếng của các công ty trong ngành thời trang, nhưng sự thật là nó hầu như không thể gây ra nguy hiểm gì cho người tiêu dùng cả. Tuy nhiên, khi bạn thay thế một bộ phận cho chiếc xe ô tô chính hãng bằng một bộ phận giả, điều này có thể gây ra một hệ lụy rất nghiêm trọng.
Những người sản xuất hàng giả họ sẽ giảm chi phí đến mức tối thiểu để giữ giá thấp và cạnh tranh với các thương hiệu chính hãng, cho dù họ đang sản xuất hệ thống ống xả, vô lăng hay một cảm biến tốc độ… Do đó, họ sẽ không tuân thủ bất kỳ các yêu cầu an toàn nào đã được quy định theo luật và tất nhiên họ chỉ sử dụng các vật liệu kém chất lượng dưới tiêu chuẩn tối thiếu vài lần đến vài chục lần là chuyện bình thường. Đó là lý do việc mã hóa linh kiện cho ô tô trở nên rất quan trọng hơn bao giờ hết.
Các nhà sản xuất phụ tùng ô tô chính hãng rất quan tâm đến việc này và đặc biệt luôn tìm cách hạn chế vấn nạn hàng giả thông qua nhiều biện pháp khác nhau trong đó có mã hóa và truy xuất nguồn gốc. Tìm hiểu thêm về lý do và cách các lập trình viên của Leibinger có thể giúp bạn đánh dấu các bộ phận ô tô được sử dụng trong chiếc xe bạn đang sử dụng như thế nào nhé!
VAI TRÒ CỦA VIỆC MÃ HÓA LINH KIỆN, BỘ PHẬN THAY THẾ CHO Ô TÔ
Khả năng xác định một bộ phận chính hãng là điều cần thiết cho mọi người trong ngành công nghiệp ô tô, từ khách hàng đến đại lý và thợ máy. Một cách đáng tin cậy để thực hiện việc này là sử dụng hệ thống đánh dấu bộ phận ô tô (còn được gọi là đánh dấu bộ phận, đánh dấu trực tiếp hoặc hệ thống đánh dấu số VIN) để cung cấp mã vạch có thể quét được nhằm chứng minh bộ phận đó là duy nhất và xuất xứ chính hãng. Khi mã hóa bằng code (hoặc mã 2d) có thể được liên kết với bất kỳ dữ liệu nào như: số nhận dạng phương tiện, số bộ phận, mã ngày tháng hoặc thậm chí là số điện thoại.
Điều này cũng có lợi ích trong việc truy xuất nguồn gốc, chỉ cho các nhà cung cấp cách thức, địa điểm và thời điểm các sản phẩm được mua, khi sử dụng hoặc đổi trả. Đánh dấu linh kiện ô tô đã trở thành một giải pháp được sử dụng rộng rãi để bảo vệ vấn nạn hàng giả và tối ưu hóa quy trình vận hành của chuỗi cung ứng.
HÀNH ĐỘNG CỦA TOÀN NGÀNH Ô TÔ CHỐNG LẠI HÀNG GIẢ
CLEPA, cơ quan công nghiệp dành cho các nhà cung cấp ô tô châu Âu, đã đưa ra sáng kiến truy xuất nguồn gốc có tên là “Các nhà sản xuất chống vi phạm bản quyền sản phẩm” (MAPP) để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc phụ tùng và chống hàng giả.
Đánh dấu các bộ phận ô tô bằng mã vạch ma trận dữ liệu dựa trên khuyến nghị của CLEPA cho phép nhà sản xuất hoặc OEM cung cấp số nhận dạng phương tiện và số bộ phận bằng một lần quét đơn giản thông qua oneIDentity+, hệ thống truy xuất nguồn gốc chính của CLEPA.
Tuy nhiên, hệ thống truy xuất nguồn gốc chỉ hoạt động nếu mã 2D hoặc mã vạch có sẵn để người dùng và đối tác chuỗi cung ứng quét – và đây là lúc sức mạnh của máy in phun date code mã hóa phát huy tác dụng.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC IN MÃ HÓA LINH KIỆN, BỘ PHẬN
Theo truyền thống, việc in khắc bằng laze cho số nhận dạng phương tiện hoặc ứng dụng của các bộ phận, linh kiện (bao gồm số, mã, logo hoặc dấu hiệu nhận diện thương hiệu khác) trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra với khả năng truy xuất nguồn gốc khi bộ phận này bị tách ra khỏi bao bì hoặc mất bao bì – chẳng hạn như sau khi linh kiện đã được lắp vào ô tô, thì bao bì, hộp đựng chúng ta có giữ lại được trong bao lâu? Làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng chiếc xe bạn đang sử dụng và cần rao bán, hoặc giả dụ chiếc xe cũ mà bạn đang tính mua có được trang bị các bộ phận, linh kiện thay thế an toàn nhất, chất lượng cao nhất? Khi bạn cần (hoặc bị) đòi hỏi về việc chứng minh cho nguồn gốc của các linh kiện đó? Lúc đó bạn sẽ lục tung mọi ngõ ngách căn nhà bạn để tìm cho ra bao bì, hộp đựng linh kiện đã thay thế nếu bạn là người bán xe? Và nếu bạn là người mua xe thì bạn có quyền yêu cầu những thông tin đó một cách chính đáng.
Câu trả lời là mã hóa, đánh dấu bằng việc in phun thông số trực tiếp lên linh kiện. Hay còn gọi là mã hóa linh kiện bộ phận trực tiếp có nghĩa là các nhà sản xuất ô tô, người mua, thợ cơ khí và các đối tác trong chuỗi cung ứng khác luôn có thể kiểm tra tính xác thực của các bộ phận ô tô. Việc đánh dấu các bộ phận ô tô bằng số nhận dạng xe có thể được thực hiện bằng hệ thống in khắc laze hoặc máy chấm bi, nhưng các giải pháp mã hóa phù hợp nhất với yêu cầu của ngành ô tô là các máy in phun mà điển hình là máy in phun công nghiệp Leibinger CIJ. Tới đây chúng tôi biết bạn còn đang băn khoăn và thắc mắc rằng liệu người làm giả cũng có thể in những thông tin như bạn đúng không…Câu trả lời cuối cùng là họ có thể in nhưng vẫn luôn là người đi sau bạn, trong cuộc đua cạnh tranh người đi sau luôn là kẻ thua cuộc, và còn nhiều cách mã hóa mà chỉ có trời, đất và chính bạn biết ý nghĩa của nó…
VẬY ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ IN PHUN LÊN LINH KIỆN Ô TÔ CÓ ĐẮT KHÔNG?
Ngắn gọn là: KHÔNG. Vì có rất nhiều loại máy in phun công nghiệp, in phun date có các chức năng khác nhau, có giá phù hợp với yêu cầu của bạn và các ứng dụng cụ thể nhất. Ví dụ như:
Một bình luận cho “Cách chống hàng giả cho ngành sản xuất linh kiện xe ô tô”
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.